SO DUMPLING


Nấu ăn là sự gắn kết tuyệt vời giữa các thành viên trong gia đình lại với nhau, chuyện trò chia sẻ hay chỉ đơn giản trao cho nhau cái nhìn mến thương và đầy trân trọng. Đó chính là văn hóa của ẩm thực Việt.
Tôi yêu thích ngày mưa các thành viên cùng nhau quây trong bếp lửa than hồng, khói rơm lá cây củi khô cứ quẩn quanh trong gian bếp. Rồi cứ thế lan dần ra khỏi căn bếp, cuộn từng mãng mây sọc sệch trôi ra ngoài,trẩy lên trời, thật đẹp. Dĩ nhiên nó cực kì hiệu quả cho việc tương tác trao đổi thông tin giữa bậc sinh thành và con cái.
Làm bánh cũng là thứ ăn chơi lót dạ trước khi vào bữa tối. Đàn ông thì dồi bột vì lẽ dĩ nhiên là việc dồi bột cần nhiều sức để làm bột mịn dẻo vừa đủ, làm sao cấu trúc bột chắc và không rời rạt. Nếu không đạt đến yêu cầu đó chắc chắn sẽ dễ dàng nhận ra vỏ bánh sần chai sau khi hấp hay luộc chín. Phụ nữ thì cần sự tinh tế nên sẽ ra tay gia giảm nêm nếm nhân bánh.
Mọi thứ đã sẵn sàng thì chung tay GÓI.
Câu cửa miệng của người lớn vẫn dạy lớp trẻ đấy thôi. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Dù ở nghĩa nào hay ở thời điểm nào nó cũng thật sự là chân lí. 
Gói trong kĩ thuật nấu nướng thì phong phú vô cùng. Cái Tâm được làm bằng sự tỉ mẫn dù là công việc gì thì cũng đã thành công, thành công ở đây là đã thổi hồn vào. Nấu ăn thì lại càng phù hợp đến cỡ nào.
Bánh thì muôn kiểu loại có mặn có ngọt. Rồi từ đó mới phân ra nhưn bánh cho mỗi loại. Liệu cơm gắp mắm là câu quá quen thuộc từ các bà các mẹ. Chỉ để nói việc linh động trong thu chi hay cả việc nấu nướng. Hôm nay chợ không có con tôm nào vẫn còn tôm khô đấy thôi...cái khó vẫn ló cái khôn. Miếng ăn được thổi bằng TÂM thì là gì vẫn ngon.
Sống để lấy kinh nghiệm nấu. Nấu để biết sống như thế nào.

Comments